Đây là nơi chúng ta tạo sự khác biệt

Năng lượng tại nhà

Điện là động lực cho cuộc sống của chúng ta. Mặc dù khoảng 750 triệu người trên thế giới vẫn chưa có điện, nhưng đối với những người còn lại, mọi thứ từ máy tính, tivi đến tủ lạnh đều cần năng lượng.

Ngành Năng lượng (điện, nhiệt và năng lượng khác) là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên toàn cầu, chiếm khoảng 35% tổng lượng phát thải.

Trên toàn cầu, các tòa nhà dân cư và thương mại tiêu thụ hơn một nửa tổng lượng điện.

Cải thiện hệ thống sưởi ấm trong nhà bằng cách loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch là rất quan trọng, ví dụ như cấm sử dụng nồi hơi đốt gas mới và thay thế bằng máy bơm nhiệt điện.

Cài đặt bộ điều chỉnh nhiệt độ từ 24°C lên 28°C trong mùa lạnh có thể giảm mức sử dụng năng lượng làm mát hàng năm hơn gấp ba lần đối với một tòa nhà văn phòng điển hình ở Zurich, Thụy Sĩ.

Nhu cầu sử dụng năng lượng làm mát trong trong các tòa nhà tăng nhanh nhất, dự kiến mỗi giây sẽ có 10 máy điều hòa được bán ra trong 30 năm tới.

Lượng phát thải từ hệ thống điều hòa và tủ lạnh dự kiến sẽ tăng 90% vào năm 2050 so với mức năm 2017.

Chú ý đến không gian sống mà bạn cần cũng rất quan trọng. Ở các nước phát triển, không gian sống trung bình của mỗi người đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ qua.

Chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, gió hoặc thủy điện, cũng đồng nghĩa với việc ít ô nhiễm hơn và tạo ra nhiều việc làm mới tốt hơn. Hiện tại, khoảng 80% năng lượng toàn cầu và 66% sản lượng điện được cung cấp từ nhiên liệu hóa thạch.

Giao thông vận tải

Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, phương tiện cá nhân góp phần nhiều nhất vào vào tổng thể dấu chân lối sống.

Các con đường trên thế giới quá tải bởi các phương tiện giao thông, và hầu hết đều sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu hóa thạch chủ yếu được sử dụng để cung cấp năng lượng cho tàu thương mại và máy bay, giúp chúng ta thực hiện các chuyến đi.

Lượng khí thải nhà kính từ ngành Giao thông vận tải đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1970, với khoảng 80% mức tăng này đến từ các phương tiện giao thông đường bộ.

Khoảng 10% dân số toàn cầu tạo ra 80% trên tổng số km hành khách di chuyển bằng phương tiện có động cơ, trong khi phần lớn dân số thế giới hiếm khi sử dụng.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt thông qua các phương án thay thế cho sử dụng phương tiện cá nhân. Đi bộ, sử dụng xe đạp, sử dụng phương tiện công cộng trong thành phố và tàu hỏa đều có thể giúp giảm ô nhiễm không khí và lượng khí thải nhà kính.

Chuyển sang xe điện có thể giúp giảm lượng khí thải, cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy công việc xanh – miễn là điện không được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Bằng cách đạt được 60% thị phần xe chạy hoàn toàn bằng điện và xe hybrid sạc điện trên đường, chúng ta có thể tiết kiệm hơn 60 tỷ tấn CO2 từ nay đến năm 2050.

Hàng không nội địa và quốc tế chịu trách nhiệm cho khoảng 10% lượng khí thải toàn cầu trong ngành vận tải và ước tính rằng hơn một nửa lượng khí thải này được tạo ra bởi chỉ khoảng 1% dân số thế giới.

Đồ ăn

Ba tỷ người không đủ điều kiện chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Hai tỷ người thừa cân hoặc béo phì. Các hệ thống thực phẩm tạo ra 1/3 tổng lượng phát thải nhà kính và chịu trách nhiệm tới 80% tổn thất đa dạng sinh học.

17% tổng số thực phẩm sẵn có ở cấp độ người tiêu dùng bị lãng phí. Điều này gây lãng phí lớn các nguồn tài nguyên được sử dụng trong sản xuất như đất, nước, năng lượng và các nguồn lực khác, cũng như phát thải khí nhà kính không cần thiết. Bằng cách giảm lãng phí thực phẩm, bạn có thể tiết kiệm tiền, giảm phát thải và giúp bảo tồn tài nguyên cho thế hệ tương lai.

Mặc dù thịt và sữa chỉ cung cấp 18% năng lượng calo tiêu thụ nhưng sử dụng đến 83% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu và tạo ra 60% lượng phát thải khí nhà kính cho ngành Nông nghiệp.

Việc chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời xem xét mặt bền vững, có thể góp phần giảm tác động môi trường liên quan đến sử dụng đất đai, năng lượng và nước.

Một chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt, và ít thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, sẽ có tác động môi trường thấp hơn, bao gồm giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng, sử dụng đất đai và nước (phát thải khí nhà kính và năng lượng, sử dụng đất đai và nước).

Thời trang

Trở nên sành điệu không có nghĩa là lãng phí. Mua ít quần áo hơn, mua đồ cũ hoặc tái chế, tức là tạo ra quần áo mới từ quần áo cũ, giúp tiết kiệm nước và giảm lãng phí.

Trong 15 năm qua, sản lượng quần áo đã tăng gấp đôi, trong khi số lần mặc một bộ quần áo trước khi vứt đi đã giảm 36%.

Ngành công nghiệp thời trang (quần áo và giày dép) tạo ra hơn 8% lượng khí nhà kính và 20% lượng nước thải toàn cầu hàng năm.

Cần khoảng 7.500 lít nước để tạo ra một chiếc quần jean – từ khâu sản xuất vải cotton đến khâu vận chuyển sản phẩm cuối cùng tới cửa hàng.

85% hàng dệt may được đưa vào bãi chôn lấp hoặc bị đốt mặc dù hầu hết các vật liệu này có thể được tái sử dụng. Mỗi giây sẽ có một chiếc xe chở rác chứa đầy hàng dệt may sẽ bị chôn lấp hoặc đốt cháy.

Ngành thời trang sử dụng khoảng 93 tỷ mét khối nước mỗi năm, tương đương nhu cầu tiêu dùng nước của 5 triệu người.

Rác thải

Hàng năm, ước tính có khoảng 11,2 tỷ tấn chất thải rắn được thu gom trên toàn cầu và sự phân hủy chất hữu cơ của chất thải rắn tạo ra khoảng 5% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Ở những nơi không thể tránh được chất thải, việc tái chế sẽ giúp tiết kiệm đáng kể nguồn tài nguyên. Với mỗi tấn giấy được tái chế có thể tiết kiệm được 17 cây xanh và 50% lượng nước.

Tái chế cũng tạo ra việc làm: chỉ riêng ngành tái chế đã sử dụng 12 triệu người ở Brazil, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Chỉ 9% tổng số rác thải nhựa sản xuất đã được tái chế. Khoảng 12% bị đốt cháy, trong khi 79% lượng rác thải tích tụ tại các bãi chôn lấp, bãi thải hoặc môi trường tự nhiên.

Sử dụng chai có thể tái sử dụng, mang theo túi tái sử dụng của riêng bạn và yêu cầu các nhà hàng nơi bạn thường lui tới ngừng sử dụng ống hút nhựa sẽ giúp giảm thiểu rác thải nhựa.

Trên khắp thế giới, mỗi phút có một triệu chai nước uống bằng nhựa được mua, đồng thời có khoảng 5 nghìn tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm. Tổng cộng, một nửa số nhựa được sản xuất được thiết kế để chỉ sử dụng một lần và vứt đi.

Từ năm 2010 đến 2019, rác thải điện tử được tạo ra trên toàn cầu đã tăng từ 5,3 lên 7,3 kg bình quân đầu người mỗi năm. Trong khi đó, việc tái chế rác thải điện tử thân thiện với môi trường lại tăng với tốc độ chậm hơn nhiều từ 0,8 đến 1,3 kg bình quân đầu người mỗi năm.

Nước

Nước là nguồn tài nguyên quý giá:  Chưa đến 3% lượng nước trên thế giới là nước ngọt (có thể uống được), trong đó 2,5% bị đóng băng ở Nam Cực, Bắc Cực và các sông băng. Và con người đang sử dụng sai mục đích và làm ô nhiễm nguồn nước nhanh hơn tốc độ mà thiên nhiên có thể tái chế và lọc sạch nước ở sông hồ.

Sử dụng nước thông minh có thể giúp chúng ta đảm sự cung cấp liên tục của nước sạch và an toàn.

Bạn có thể tiết kiệm nước bằng cách tắm nhanh hơn, tắt vòi nước khi đánh răng, lắp bồn cầu có dòng chảy thấp và nhiều cách khác.

Với một lần tắm khoảng 10 phút mỗi ngày, một người trung bình tiêu thụ tương đương hơn 100.000 ly nước uống mỗi năm.

Khoảng 4 tỷ người, tương đương gần 2/3 dân số thế giới, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng khan hiếm nước ít nhất một tháng mỗi năm.

Cho đến nay, nông nghiệp là ngành tiêu thụ nước lớn nhất, chiếm 72% lượng nước sử dụng hàng năm trên toàn cầu. Chuyển sang chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật là một trong những hành động có tác động mạnh nhất mà chúng ta có thể thực hiện để tiết kiệm nước.

Nguồn: Vụ Truyền thông Toàn cầu của Liên hợp quốc

Bản dịch: Trung tâm thông tin thư viện

Call Now